DanZanger

Huyền thoại Dan Zanger

Dan Zanger là một trong nhà giao dịch thú vị của thế giới giao dịch đương đại. Vào tháng 12 năm 2000, trong bài báo có tựa đề “My Stock are Up 10,000% (Cổ phiếu của tôi đã tăng 10,000%)” trên tạp chí Fortune, Sở thuế vụ Hoa Kỳ sau khi đã xác nhận Dan Zanger xác lập 2 kỷ lục thế giới: Đầu tiên là về mức tăng trưởng danh mục đầu tư trong một năm: 29,000% (không phải lỗi đánh máy). Hai là, trong chưa đầy 18 tháng, Dan Zanger đã biến số tiền 10,775 đôla thành 18 triệu đôla, tương ứng với mức sinh lợi 164,000%. Cuối cùng, tài khoản của ông đạt mức 42 triệu đôla sau 23 tháng.

 ​

Thật phi thường!

Dan Zanger sinh ra và lớn lên ở San Pernando Valley của bang Los Angeles. Dan Zanger bắt đầu tham gia thị trường chứng khoán vào năm 1976, trong khi đang làm việc toàn thời gian trong ngành xây dựng bể bơi. Cuộc đời của ông thay đổi khi tham dự một buổi hội thảo của chuyên gia chứng khoán William O’Neil, tác giả của cuốn sách nổi tiếng “How to Make Money in Stock”. O’Neil là người có ảnh hưởng lớn đến Dan Zanger. Tuy nhiên, Zanger không phải là một Canslim thuần túy. Chật vật trong suốt 10 năm nghiên cứu chứng khoán, Dan Zanger đã 3 lần cháy tài khoản. Cuối cùng, ông tìm ra công thức giao dịch “Đồ thị giá, giá và khối lượng” chứ không phải hoàn toàn dựa trên Canslim. Năm 1997, ông bán chiếc Porche để có được gần 11,000 đôla tham gia thị trường chứng khoán. Những gì diễn ra sau đó đã trở thành lịch sử.
Năm 1996, Dan Zanger sáng lập trang Chart Pattern.

10 quy tắc vàng của Dan Zanger

1. Hãy đảm bảo cổ phiếu đã thình thành một nền giá tốt hoặc một mẫu hình được mô tả ở trong website của ông www.chartpartern.com: (cốc-tay cầm, nền giá nằm ngang, tam giác, đường cong parabolic, tam giác đối xứng, cái nêm, mẫu hình lá cờ, kênh giávà vai đầu vai).

dan-zanger-traderviet. ​

2. Mua cổ phiếu khi nó phá vỡ đường xu hướng của nền giá hoặc mẫu hình (gọi là điểm phá vỡ-breakout) và bảo đảm khối lượng cao hơn mức trung bình 30 ngày. Không bao được phép mua nhiều hơn 5% so với điểm cao hơn đường xu hướng.

Ví dụ về điểm phá vỡ và không được phép mua nhiều hơn 5% từ điểm phá vỡ của đường xu hướng.

dan-zanger-traderviet-1.

3. Hãy nhanh chóng bán cổ phiếu (cắt lỗ) ngay khi nó quay trở lại bên trong đường xu hướng hay điểm phá vỡ. Thông thường, tôi hay đặt điểm dừng lỗ 1 đôla dưới điểm phá vỡ. Đối với các cổ phiếu có thị giá cao, có thể nhiều hơn một chút, nhưng không bao giờ sử dụng mức dừng lỗ lớn hơn 2 đôla.

Ví dụ cắt lỗ ngay sau khi giá giảm xuống dưới điểm phá vỡ
dan-zanger-traderviet-2.

4. Chốt 20%-30% vị thế khi cổ phiếu tăng giá 15%-20% từ điểm phá vỡ.

5. Hãy nắm giữ cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trong thời gian lâu nhất và bán cổ phiếu tăng giá chậm hoặc có biểu hiên yếu ớt trong thời gian nhanh nhất. Nên nhớ, cổ phiếu chỉ tốt khi nó tăng giá.

Ví dụ bạn phải nắm thật lâu cổ phiếu dẫn dắt này

dan-zanger-traderviet-3.

Và phải nhanh chóng chốt bán cổ phiếu này.

dan-zanger-traderviet-4.

6. Xác định nhóm cổ phiếu dẫn dắt và đi theo chúng (Follow Leader).

7. Sau khi thị trường tăng giá mạnh trong một thời gian dài, cổ phiếu của bạn rất dễ bị đảo chiều (điều thường diễn ra nhanh và bất ngờ). Vì thế, phải học cách tìm kiếm các đường xu hướng cao hơn và học cả mẫu hình giá đảo chiều để giúp bạn thoát đúng lúc.

8. Nên nhớ cần phải có khối lượng để giá chuyển động, vì thế hãy bắt đầu nghiên cứu về hành vi khối lượng của cổ phiếu và sau đó xem giá phản ứng như thế nào đối với những phiên có khối lượng tăng đột ngột. Khối lượng là mấu chốt để biết giá có tăng giá thành công hay không.

9. Khi một cổ phiếu có tín hiệu mua, đừng vội mua ngay lập tức. Đầu tiên, bạn phải quan sát hành động giá và kết hợp với khối lượng của ngày hôm đó.

10. Đừng bao giờ dùng margin cho đến khi bạn thông thạo về thị trường chứng khoán và cách kiểm soát cảm xúc. Margin có thể xóa sạch toàn bộ tài khoản của bạn.

Đừng tưởng “Phù thủy thị trường” thì không gặp khốn khó, hãy nhìn quá khứ của Dan Zanger bạn sẽ biết

không còn xa lạ gì với cái tên Dan Zanger, một phù thủy chứng khoán – người đang nắm giữ kỷ lục của giới trader về khả năng tăng trưởng tài sản nhanh nhất với thành tích biến 10,000 USD thành 42 triệu đôla chỉ trong 2 năm.

Anh em có thể tham khảo vài bài viết về huyền thoại này:

Lừng lẫy là thế, được mang danh là một “phù thủy” thị trường, nhưng nếu bạn biết những gì mà Dan Zanger trải qua trong quá khứ, đặc biệt là thời gian khốn khó trong 6 năm đầu trong sự nghiệp trading của ông thì anh em sẽ biết rằng “sự khốn nạn của thị trường” không chừa một ai. Đoạn trích sau từ một cuốn sách giấu tên sẽ cho bạn biết câu chuyện thống khổ của ông:

“Cuối cùng, tôi cũng thực sự nghiêm túc trong đầu tư chứng khoán và dành dụm được số vốn 100,000 đôla vào năm 1991. Tôi sắm một đĩa vệ tinh khổng lồ và lắp đặt nó trên mái nhà để cập nhật giá theo thời gian thực cho các đồ thị, bằng dịch vụ của BMI và Live-Wire (ngày nay, cả hai công ty này đều không còn tồn tại). Khi chiến tranh vùng Vịnh nổ ra và thị trường chứng khoán tăng vọt, tôi nhanh chóng biến 100,000 đôla thành 440,000 đôla. Lúc đó, tôi ngỡ rằng mình đang ở trên con đường trở nên giàu có ngoài sức tưởng tượng. Nhưng chẳng bao lâu sau, tôi bắt đầu nếm trải thế nào là một thị trường giá xuống. Tài khoản 440,000 đôla của tôi nhanh chóng trở về 220,000 đôla như cũ.

Tôi mất sáu năm tiếp theo để cố gắng lấy lại khoản lời 220,000 đô đã đánh mất, nhưng tất cả những gì tôi làm là “bị nghiền nát” từ cổ phiếu này sang cổ phiếu khác. Trước khi kịp nhận ra điều đó, tôi đã phá sản và cuối cùng nợ nhà môi giới 225 đôla do thị trường đổ vỡ vào tháng 10 năm 1997.

Tôi không còn tiền để nạp vào tài khoản, buộc phải bán một trong những chiếc xe của mình để huy động tiền mặt và bắt đầu lại từ đầu. Tôi bán xe với giá 11,000 đô và nộp tiền vào tài khoản. Sau khi trả khoản nợ 225 đôla thì tài khoản còn 10,775 đôla để giao dịch. Điều đó khiến tôi rất giận chính bản thân mình và tự hứa rằng, sẽ không để bất cứ tên khốn nào lấy tiền của tôi nữa. Tôi sẽ không bao giờ để cho niềm tin khiến mình trở nên mù quáng và giao dịch thiếu kỷ luật thêm một lần nào nữa. Tôi tự nhủ với bản thân: “ nếu một cổ phiếu làm tôi run tay dù chỉ một ngày, tôi sẽ không tin vào cổ phiếu đó nữa”. Tôi sẽ không mù quáng tin vào cổ phiếu đó dù ai có nói gì đi nữa. Tôi hiểu rằng, mọi thông tin đọc được trên thị trường đều đang cố gắng đánh lừa tôi.

Trải nghiệm tiếp theo chính là cú đổ vỡ bong bóng Internet. Tôi phải thừa nhận rằng, chính chuỗi thua lỗ đó đã làm tôi phải thay đổi. Nó đã làm thay đổi cách tôi suy nghĩ và cách tôi giao dịch. Tôi không bao giờ tin vào một câu chuyện “hấp dẫn” về một cổ phiếu, tin đồn hay tin tức được công bố như trước đây tôi vẫn tin. Tất cả mọi thứ tôi cần biết chỉ gồm hành động giá và khối lượng của cổ phiếu. Những gì còn lại đơn giản chỉ là “nhiễu loạn”.

Anh em thấy đấy, nghề trading này chưa từng dễ dàng, khó khăn sẽ tìm đến tất cả, kể cả những huyền thoại. Cháy tài khoản, bán nhà, bán xe trả nợ là chuyện không hiếm, nhưng cách chúng ta đứng dậy sau mỗi lần gục ngã sẽ quyết định tương lai của mỗi trader!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *