Danzanger

Vài nét về nhà đầu tư thành công Dan Zanger

Dan Zanger là một trong nhà giao dịch thú vị của thế giới giao dịch đương đại. Vào tháng 12 năm 2000, trong bài báo có tựa đề “My Stock are Up 10,000% trên tạp chí Fortune, Sở thuế vụ Hoa Kỳ sau khi đã xác nhận Dan Zanger xác lập 2 kỷ lục thế giới:

  • Đầu tiên là về mức tăng trưởng danh mục đầu tư trong một năm: 29%
  • Hai là, trong chưa đầy 18 tháng, Dan Zanger đã biến số tiền 10,775 đôla thành 18 triệu đôla, tương ứng với mức sinh lợi 164%. Cuối cùng, tài khoản của ông đạt mức 42 triệu đôla sau 23 tháng.

Dan Zanger sinh ra và lớn lên ở San Pernando Valley của bang Los Angeles. Dan Zanger bắt đầu tham gia thị trường chứng khoán vào năm 1976, trong khi đang làm việc toàn thời gian trong ngành xây dựng bể bơi.

Vài nét về nhà đầu tư thành công Dan Zanger

Cuộc đời của ông thay đổi khi tham dự một buổi hội thảo của chuyên gia chứng khoán William O’Neil, tác giả của cuốn sách nổi tiếng “How to Make Money in Stock”.

O’Neil là người có ảnh hưởng lớn đến Dan Zanger. Tuy nhiên, Zanger không phải là một Canslim thuần túy. Chật vật trong suốt 10 năm nghiên cứu chứng khoán, Dan Zanger đã 3 lần cháy tài khoản.

Cuối cùng, ông tìm ra công thức giao dịch “Đồ thị giá, giá và khối lượng” chứ không phải hoàn toàn dựa trên Canslim.

Năm 1997, ông bán chiếc Porche để có được gần 11,000 đôla tham gia thị trường chứng khoán. Những gì diễn ra sau đó đã trở thành lịch sử. Năm 1996, Dan Zanger sáng lập trang Chart Pattern.

10 quy tắc vàng của Dan Zanger

1. Hãy đảm bảo cổ phiếu đã hình thành một nền giá tốt hoặc một mẫu hình được mô tả ở trong website Chart Pattern của ông (cốc-tay cầm, nền giá nằm ngang, tam giác, đường cong parabolic, tam giác đối xứng, cái nêm, mẫu hình lá cờ, kênh giá và vai đầu vai).​

2. Mua cổ phiếu khi nó phá vỡ đường xu hướng của nền giá hoặc mẫu hình (gọi là điểm phá vỡ-breakout) và bảo đảm khối lượng cao hơn mức trung bình 30 ngày. Không bao được phép mua nhiều hơn 5% so với điểm cao hơn đường xu hướng.

3. Hãy nhanh chóng bán cổ phiếu ngay khi nó quay trở lại bên trong đường xu hướng hay điểm phá vỡ. Thông thường, tôi hay đặt điểm dừng lỗ một đôla dưới điểm phá vỡ. Đối với các cổ phiếu có thị giá cao, có thể nhiều hơn một chút, nhưng không bao giờ sử dụng mức dừng lỗ lớn hơn 2 đôla.

10 quy tắc vàng của Dan Zanger

4. Chốt 20%-30% vị thế khi cổ phiếu tăng giá 15%-20% từ điểm phá vỡ.

5. Hãy nắm giữ cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trong thời gian lâu nhất và bán cổ phiếu tăng giá chậm hoặc có biểu hiện yếu ớt trong thời gian nhanh nhất. Nên nhớ, cổ phiếu chỉ tốt khi nó tăng giá.

6. Xác định nhóm cổ phiếu dẫn dắt và đi theo chúng (Follow Leader).

7. Sau khi thị trường tăng giá mạnh trong một thời gian dài, cổ phiếu của bạn rất dễ bị đảo chiều (điều thường diễn ra nhanh và bất ngờ). Vì thế, phải học cách tìm kiếm các đường xu hướng cao hơn và học cả mẫu hình giá đảo chiều để giúp bạn thoát đúng lúc.

10 quy tắc vàng của Dan Zanger

8. Nên nhớ cần phải có khối lượng để giá chuyển động, vì thế hãy bắt đầu nghiên cứu về hành vi khối lượng của cổ phiếu và sau đó xem giá phản ứng như thế nào đối với những phiên có khối lượng tăng đột ngột. Khối lượng là mấu chốt để biết giá có tăng giá thành công hay không.

9. Khi một cổ phiếu có tín hiệu mua, đừng vội mua ngay lập tức. Đầu tiên, bạn phải quan sát hành động giá và kết hợp với khối lượng của ngày hôm đó.

10. Đừng bao giờ dùng margin cho đến khi bạn thông thạo về thị trường chứng khoán và cách kiểm soát cảm xúc. Margin có thể xóa sạch toàn bộ tài khoản của bạn.

>> Xem thêm: Thuật ngữ tiếng lóng trong chứng khoán cho các nhà đầu tư mới

10 quy tắc vàng của Dan Zanger

Mô hình giá Dan Zanger sử dụng

1. Mô hình cốc tay cầm

Mô hình Cốc tay cầm
Mô hình cốc tay cầm

2. Mô hình nền giá nằm ngang

Mô hình nền giá nằm ngang

3. Mô hình đường cong Parabolic

Mô hình Đường cong Parabolic
Mô hình đường cong Parabolic

4. Mô hình kênh giá

Mô hình kênh giá

5. Mô hình cái nêm

Mô hình cái nêm

6. Mô hình tam giác đối xứng

Mô hình tam giác đối xứng

7. Mô hình tam giác hướng xuống

Mô hình tam giác hướng xuống

8. Mẫu hình cờ

Mẫu hình cờ

9. Mô hình vai đầu vai

Mô hình vai đầu vai

10 yếu tố nhận định thị trường đảo chiều của Dan Zanger

Nhận định thị trường đảo chiều luôn là điều mà mọi Trader đều muốn lĩnh hội, và chúng ta có hai cách để thực hiện điều này:

  • Hoặc là học từ những sai lầm đắt giá của bản thân qua những năm tháng giao dịch;
  • Hoặc là học từ những kinh nghiệm của người đi trước và tránh những sai lầm đắt giá của bản thân.

1. Ghi nhớ các mô hình giá đảo chiều chủ chốt

Dan Zanger từng phát biểu: “Mô hình vai đầu vai (Head & Shoulders) là một trong những mô hình giá mạnh mẽ nhất. Những mô hình đảo chiều khác như mô hình hai đỉnh/đáy hay ba đỉnh/đáy, rồi đến mô hình cái nêm, đường cong parabolic – Tuy ít phổ biến nhưng nó cũng quan trọng không kém mô hình đầu tiên trong việc xác định vùng giá đảo chiều”.

Và đây là điều đầu tiên bạn cần làm: Hãy ghi nhớ những mô hình giá giúp xác định vùng đảo chiều.

Ghi nhớ các mô hình giá đảo chiều chủ chốt

2. Đừng phản ứng thái quá với tin tức

“Về cơ bản, giao dịch tin tức là điều không thể đối với những Trader nhỏ lẻ, vì những thông tin mà họ có được hầu hết đều là thông tin cũ” – Dan Zanger.

Tôi không bao giờ tin vào một câu chuyện “hấp dẫn” về một cổ phiếu, tin đồn hay tin tức được công bố như trước đây tôi vẫn tin. “Nếu một cổ phiếu làm tôi run tay dù chỉ một ngày, tôi sẽ không tin vào cổ phiếu đó nữa”.

Tôi sẽ không mù quáng tin vào cổ phiếu đó dù ai có nói gì đi nữa. Tôi hiểu rằng, mọi thông tin đọc được trên thị trường đều đang cố gắng đánh lừa tôi.

Đừng phản ứng thái quá với tin tức

Nhưng các bạn cũng cầng chú ý, hạn chế sử dụng tin để giao dịch nhưng vẫn có thể sử dụng tin cho phân tích cơ bản, cần phải phân biệt rõ ràng.

Thị trường thường nhuộm sắc đỏ và tiến đến vùng đáy khi tin tức xấu, khi tin tốt mọi người đều hào hứng và đẩy giá lên đỉnh.

Nhưng hãy dừng lại và suy nghĩ, nếu tất cả mọi người đều hào hứng mua vào, sau đó còn ai để tiếp tục mua? Và khi hết người mua, chỉ còn một hướng cho thị trường đó chính là đi xuống.

3. Hiểu sự khác biệt khi thị trường tăng và giảm

“Có một sự khác biệt to lớn giữa thị trường tăng và giảm. Mua vào tại vùng giá thị trường giảm sâu có thể giúp bạn có nhiều lợi nhuận khi thị trường đảo chiều, nhưng nếu nó tiếp tục giảm thì bạn không có gì ngoài sự thua lỗ” – Dan Zanger

Về sự khác biệt này, bạn có thể xem chi tiết trong bài viết: 10 sự khác biệt chính giữa thị trường tăng giá và thị trường giảm giá.

4. Nhận diện những cổ phiếu dẫn dắt thị trường

Đây là một bí kíp không mấy liên quan đến thị trường ngoại hối nhưng nó lại rất quan trọng trong thị trường chứng khoán.

Vào năm 2008, sau khi tạo đáy cổ phiếu của Apple đã bắt đầu tăng trở lại và trở thành kẻ dẫn dắt thị trường, một số cổ phiếu khác như Baidu, Princeline cũng đóng vai trò tương tự như Apple.

Nhận diện những cổ phiếu dẫn dắt thị trường

Những ai đầu tư đúng vào thời điểm đó đã kiếm được rất nhiều tiền. Vào giai đoạn trước đó 2004-2006 thì Google mới là kẻ dẫn dắt.

Bằng cách xác định những cổ phiếu mang lại lợi nhuận cao, bạn sẽ nhận ra được cái nào sẽ dẫn dắt thị trường. Và khi chúng không còn đóng vai trò ấy nữa thì là lúc bạn nên cân nhắc rằng đà tăng đang suy giảm.

5. Đừng bao giờ “quên” FED

Không ai có thể tranh cãi về lực tác động mà Fed có thể làm đối với thị trường tài chính toàn cầu, đặc biệt là ngoại hối. Cho dù bạn theo trường phái kỹ thuật hay cơ bản thì đều không nên bỏ qua những thông tin từ Fed.

Cố gắng học cách kết hợp nó với phương pháp mà bạn đang giao dịch là điều cần làm để có một kết quả khả quan hơn.

May mắn là các cuộc họp của FED thường có lịch cố định vì thế bạn có thể theo dõi được. Bạn xem lịch tại: Công cụ giám sát lãi suất FED.

6. Thấy được đâu là lĩnh vực tiềm năng

Trong thị trường ngoại hối, tin tức được đánh giá là có ảnh hưởng mạnh nhất chính là lãi suất và những gói kích thích kinh tế.

Chúng ta cân nhắc lựa chọn giao dịch những cặp tiền tệ chứ không phải những lĩnh vực kinh tế khác nhau. Thế nên đây cũng là một lưu ý nghiêng về việc đầu tư cổ phiếu.

Bạn phải thấy được bức tranh toàn cảnh để từ đó phán định được những lĩnh vực tiềm năng mà mình nên đầu tư vào.

Thấy được đâu là lĩnh vực tiềm năng

Ví dụ trong giai đoạn đầu phục hồi kinh tế năm 2002, giá cổ phiếu ngành xây dựng nhà ở và tiêu dùng tăng cao, sau đó là ngành tài chính tăng, rồi tiếp tục là những cổ phiếu ngành năng lượng và hàng hóa tăng theo.

Trong Forex, bạn cũng cần phải hiểu liên kết thị trường giữa các đồng tiền tệ. Khi đọc tin thấy điều kiện thị trường Risk On (Chấp nhận rủi ro)/Risk Off (Tránh né rủi ro):

  • Risk On:
    • Thì những tiền tệ hay tài sản tài chính mang tính rủi ro sẽ tăng (CAD, AUD, NZD, Stock,…)
    • Tiền tệ và tài sản đảm bảo sẽ giảm (JPY, CHF,…)
  • Risk Off:
    • Tài sản đảm bảo tăng
    • Tài sản mang tính rủi ro giảm

7. Giữ sự chú ý của bạn vào volume

Khi thị trường tăng cao mà có sự sụt giảm về volume là lúc bạn nên thận trọng. Hoặc là khi giá giảm nhưng volume tiếp tục tăng thì đó cũng là một dấu hiệu cho thấy giá có khả năng tiếp tục giảm sâu, lực bán sẽ tiếp tục được thêm vào thị trường cho đến khi phe bán kiệt sức. Nói cách khác sự sụt giảm volume trong một thị trường giảm là dấu hiệu của một đợt đảo chiều tăng.

Bạn nên nhớ rằng công thức giao dịch của Dan Zanger là “Động lượng, giá và khối lượng” chứ không phải hoàn toàn dựa trên Canslim. Vì thế với Dan Zanger, Volume đặc biệt quan trọng.

Dan Zanger
Giữ sự chú ý của bạn vào volume

Volume cũng giống như nguồn nhiên liệu của giá. Khi volume tăng cùng xu hướng nó báo hiệu trend có thể tiếp tục được kéo dài, và khi giá điều chỉnh, sự sụt giảm volume cũng thường là dấu hiệu giá trở lại xu hướng.

Cụ thể hơn là:

  • Breakout kèm gia tăng khối lượng => Tiếp diễn xu hướng.
  • Breakout kèm khối lượng giảm => Cẩn thận, có thể sắp tới đảo chiều.
  • Mối quan hệ giữa giá, khối lượng giao dịch và xu hướng:
    • Volume tăng, Giá tăng => Khuynh hướng tăng
    • Volume tăng, Giá giảm => Khuynh hướng giảm
    • Volume giảm, Giá tăng => Khuynh hướng giảm
    • Volume giảm, Giá giảm => Khuynh hướng tăng

8. Quan sát “bề rộng” của giá

“Tôi thường dùng một chỉ báo dao động đã được tùy biến, nó sử dụng dữ liệu là bề rộng tăng giảm của giá, điều này giúp tôi phán định được sức mạnh của xu hướng và những vùng đảo chiều tiềm năng.

Khi chỉ báo dao động này chạm ngưỡng biên (trên hoặc dưới) thì đó là lúc bạn cần tập trung để nhận định xem liệu có thật sự có một cơ hội đảo chiều nào mà bạn có thể nhảy vào hay không” – Dan Zanger

Tuy nhiên, đừng nên sử dụng những oscillator một cách mù quáng, hãy nhớ nó chỉ hiệu quả khi bạn xác định được vùng range của thị trường.

9. Những mô hình giá quan trọng khác

Ngoài những mô hình giá được đề cập ở phần trên, Zanger cũng dùng một số mô hình giá khác mà ông cho rằng nó rất hiệu quả.

Đầu tiên là mô hình Key Reversal. Nếu giá xác lập một đỉnh cao mới với một mức volume tăng mạnh sau đó rơi trở lại mức thấp trong vòng 2-3 ngày, đó là dấu hiệu đảo chiều.

Thứ hai là mô hình Frozen Rope, nó xuất hiện khi giá di chuyển tăng theo một trật tự rõ ràng, theo 1 góc 45 độ. Vùng giá hẹp này cho thấy một sự sụt giảm dần về khối lượng giao dịch, và trong một xu hướng tăng, sụt giảm volume chính là dấu hiệu của đảo chiều.

Những mô hình giá quan trọng khác

10. Đừng bao giờ đặt cảm giác chủ quan hay niềm tin vào đường đi của giá

Trong thị trường điều gì cũng có thể xảy ra, bạn không bao giờ biết được đâu là đỉnh và đâu là đáy của thị trường. Thế nên chúng ta cần những qui tắc và làm theo chúng để tăng xác suất phán đoán lên.

Đừng bao giờ giao dịch với niềm tin rằng giá đã tăng quá cao và đây là lúc nó phải giảm hay giá đã giảm quá nhiều và đây là lúc nó phải tăng.

Chính thị trường mới là kẻ quyết định mức giá nào là đắt, mức giá nào là rẻ, còn việc của bạn là làm theo những quy tắc đã định.

Dan Zanger
Đừng bao giờ đặt cảm giác chủ quan hay niềm tin vào đường đi của giá

Lời khuyên giao dịch của Dan Zanger

Lưu ý: Nếu bạn chưa quen với giao dịch hoặc đầu tư, tôi khuyên bạn nên đọc các quy tắc này nhiều lần cho đến khi chúng trở nên ăn sâu để bạn có thể hành động mà không cần cảm xúc.

  • Những cổ phiếu bứt phá và tăng với khối lượng khủng khiếp và đóng cửa gần mức cao nhất trong ngày dường như hoạt động tốt nhất. Tuy nhiên, nhiều cổ phiếu tăng 15% trở lên vào ngày bứt phá thường thất bại. Bạn sẽ chỉ phải xem hành động của cổ phiếu của mình như một con diều hâu và nhìn thấy và hiểu những điều này trong một khoảng thời gian dài. Nếu giao dịch dễ dàng, mọi người sẽ kiếm được hàng triệu USD. Nó không thể; phải mất nhiều năm làm việc chăm chỉ và nhiều giờ.
  • Nhiều nhà giao dịch áp dụng quy tắc 30 phút, nghĩa là trong nửa giờ đầu tiên của ngày, nhiều nhà giao dịch không mua bất kỳ cổ phiếu nào có chênh lệch giá. Nếu giá giữ sau nửa giờ đầu tiên thì thường nhiều nhà giao dịch sẽ mua cổ phiếu. Tôi thấy quy tắc này hoạt động tốt sau khi thị trường tăng điểm trong vài tuần mạnh mẽ và không hiệu quả lắm khi thị trường mới bắt đầu một đợt tăng trưởng mạnh.
  • Đến mùa báo cáo tài chính, bạn nhất định phải xem báo cáo doanh thu, lợi nhuận của công ty mà bạn đang đầu tư. Nhiều nhà giao dịch bán hết hàng 100% vào ngày trước khi công ty báo cáo thu nhập, bởi vì trong trường hợp lợi nhuận giảm cổ phiếu có thể lao dốc. Những người khác giảm vị thế đáng kể vào ngày trước khi ra báo cáo tài chính để giảm rủi ro vì mức chênh lệch lớn thấp hơn có thể rất phá hoại danh mục đầu tư của bạn. Sự lựa chọn là tùy thuộc vào bạn. Nếu bạn có mức tăng đẹp từ 50% trở lên, bạn có thể xem xét giảm 50% hoặc nhiều hơn vị thế của mình và giữ phần còn lại.
Dan Zanger
Lời khuyên giao dịch của Dan Zanger
  • Thị trường biến động theo từng đợt có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Sau đó, sự điều chỉnh hoặc đảo chiều bắt đầu, có thể kéo dài từ 5 đến 8 tuần hoặc thậm chí lâu nhất là 4 đến 6 tháng. Nếu bạn biết và bán sớm các cổ phiếu thì bạn sẽ có nhiều lợi thế.
  • Công việc của bạn là tìm hiểu cổ phiếu và chuyển động của nó cùng với thị trường chung mỗi ngày. Bạn là người duy nhất có thể làm điều này trong thời gian thực trong giờ thị trường. Sau đó, nếu một cổ phiếu hoạt động tốt (tức là khối lượng rất lớn và cổ phiếu dễ dàng di chuyển ra khỏi cơ sở) thì đó là cổ phiếu nên mua. Tôi không mua hầu hết các cổ phiếu bứt phá vì hầu hết không đáp ứng được hành vi mua / bán với khối lượng lớn của tôi trong ngày.
  • Ngoài ra, tôi chỉ mua những cổ phiếu đắt nhất vì phần trăm lỗ là ít nhất nếu mô hình cổ phiếu không thành công. Cổ phiếu được định giá cao là cổ phiếu có chất lượng tốt nhất như một quy luật chung khi tham gia thị trường. Hãy nhớ mua càng gần với đường xu hướng càng tốt và tín hiệu về khối lượng phải xuất hiện ít nhất 10 đến 20 phút sau khi bạn mua (hoặc thậm chí sớm hơn) và chứ không phải sau đó.

Tổng kết

Trên đây là bài viết của mình về nhà đầu tư thành công Dan Zanger. Hy vọng bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích thông qua bài viết này. Nếu như trong quá trình xem bài viết có bất cứ thắc mắc nào thì đừng ngại để lại phía bên dưới bài viết một comment để cùng mình giải đáp nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *